Như đã chia sẻ, căn bệnh ung thư xương quái ác cướp đi chân bên phải của Tiến, tiếp tục đe dọa đến tính mạng em.
Từ ngày phát hiện ra bệnh, Tiến đành bỏ dở việc học. Ngày nào cũng như ngày nào, em phải gồng mình chống chọi với những đợt vào thuốc đau đớn.
Mặc dù bệnh tật là thế nhưng cậu bé rất lạc quan, nghị lực chiến đấu với bệnh. Khát khao được sống và được lắp một chiếc chân giả để em đi lại bình thường luôn cháy bỏng ẩn sau đôi mắt ngời sáng.
Bố mẹ Tiến chủ yếu làm ruộng. Ngoài ra cả hai cùng đi phụ hồ để kiếm tiền nuôi các con ăn học. Khi con mắc bệnh, chị Thúy phải bỏ công việc ở quê để lên bệnh viện chăm sóc con. Tiền dành dụm bao nhiêu năm đi làm thuê làm mướn, chỉ trong vòng vài tháng điều trị cho con đã không còn lấy một đồng, vay mượn thêm mà không đủ.
Sau khi hoàn cảnh của em Tiến được Báo VietNamNet chia sẻ, bạn đọc đã chung tay giúp đỡ em số tiền hơn 24 triệu đồng để mua chiếc chân giả.
Xúc động trước tấm lòng của các nhà hảo tâm, chị Thúy chia sẻ: “Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành Báo VietNamNet làm cầu nối giúp đỡ cháu. Nhờ có các nhà hảo tâm mà ước mơ lắp chân giả của cháu đã thành hiện thực".
" alt=""/>Bạn đọc giúp đỡ em Đinh Trung Tiến bị ung thư xương- Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
- Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
- Sơ chế nhỏ lẻ;
- Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
- Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
- Nhà hàng trong khách sạn;
- Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
- Kinh doanh thức ăn đường phố;
- Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: GMP, HACCP, ISO 22000, IFS, BRC, FSSC 22000 hoặc tương đương còn hiệu lực.
Tuy nhiên các cơ sở trên vẫn phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
![]() |
Các quán ăn nhỏ lẻ, quán ăn vỉa hè không cần xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Trong ảnh, một quán xôi nhỏ trên phố Cầu Gỗ, Hà Nội. Ảnh: Thu Hà |
Theo Nghị định 115 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, nếu các cơ sở sản xuất, bán đồ ăn… không tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm có thể bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 3 triệu đồng.
Trong đó xử phạt 500.000 đến 1 triệu đồng đối với các trường không trang bị bàn, tủ, dụng cụ đáp ứng theo quy định để bày bán; thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
Người trực tiếp chế biến thức ăn không mang găng tay, khẩu trang, cắt móng, đội mũ… sẽ bị phạt hành chính từ mức 1-3 triệu đồng.
Minh Tú
" alt=""/>10 trường hợp không cần xin giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP![]() |
GS.BS Vivian A. Fonseca - Trung tâm Y khoa Đại học Tulane, New Orleans, Lousiana, Hoa Kỳ trình bày tại hội thảo thông qua nền tảng trực tuyến |
Hội thảo hướng đến mục tiêu thảo luận về vai trò quan trọng của insulin nền trong các khuyến cáo điều trị quốc tế như ADA 2021 và AACE/ACE 2021; Thực trạng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 châu Á, cũng như ưu điểm khi sử dụng insulin nền thế hệ mới đối với các bệnh nhân đái tháo đường nói chung; các đối tượng đặc biệt như bệnh nhân đái tháo đường típ 2 lớn tuổi hoặc có bệnh thận mạn cũng được các chuyên gia thảo luận tại hội thảo.
![]() |
Hội thảo trực tuyến với các chuyên gia nội tiết đầu ngành tại Hà Nội |
Phiên thảo luận cùng với các chuyên gia nội tiết đầu ngành tại TP.HCM |
Theo công bố Atlas ấn bản lần thứ 9 của Liên đoàn Đái Tháo Đường Thế giới (IDF), ước tính trên thế giới có 463 triệu người trong độ tuổi 20 - 79 đang chung sống với bệnh đái tháo đường. Trong năm 2019, ước tính hơn 4 triệu người trong độ tuổi từ 20 - 79 đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến đái tháo đường.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), căn bệnh này nằm trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới trong năm 2020.
Insulin là tên của loại hormone giúp cơ thể sử dụng hoặc dự trữ glucose có được từ thức ăn, cũng là yếu tố giúp kiểm soát đường huyết trong cơ thể. Trong điều trị bệnh đái tháo đường, insulin được bác sĩ chỉ định sử dụng trong từng trường hợp và đối tượng cụ thể.
Năm 1921, insulin được phân lập từ tuyến tụy động vật bởi các nhà khoa học Canada của ĐH Toronto. Qua 100 năm phát triển và cải tiến, insulin đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và giúp hàng triệu bệnh nhân đái tháo đường tránh được biến chứng và nguy cơ tử vong.
Đặc biệt, các chế phẩm insulin nền và insulin nền thế hệ mới đã góp phần giảm thiểu những rào cản trong việc điều trị đái tháo đường như hạ đường huyết, tăng cân...
![]() |
PGS.TS.BS Nguyễn Thy Khuê - Chủ tịch Liên chi Hội Đái tháo đường & Nội tiết TP.HCM phát biểu khai mạc hội thảo |
PGS.TS.BS Nguyễn Thy Khuê - Chủ tịch Liên chi Hội Đái tháo đường & Nội tiết TP.HCM chia sẻ: “Trước năm 1921, các bệnh nhân đái tháo đường típ 1 thường bị suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, nhiễm toan ceton... và chỉ sống được tối đa 2 năm. Trong vòng nửa thế kỷ gần đây, bệnh đái tháo đường típ 2 cũng đã trở thành đại dịch trên toàn cầu.
Việc điều trị bệnh đái tháo đường với insulin đã có nhiều cải tiến đáng kể bao gồm sự thay đổi từ insulin chiết xuất từ động vật với nhiều tạp chất, nồng độ thấp cho đến insulin giống của người cực kỳ tinh khiết; từ dụng cụ bơm tiêm phức tạp cho đến bút insulin tiện lợi và hiện nay là dụng cụ cảm ứng đường huyết…”.
![]() |
Ông Emin Turan - Tổng Giám đốc Sanofi Đông Dương, Giám đốc Điều hành Nhóm thuốc tổng quát tại Việt Nam |
Trong vai trò là tổ chức nhiều năm nghiên cứu và phát triển insulin, Ông Emin Turan - Tổng Giám đốc Sanofi Đông Dương, Giám đốc Điều hành Nhóm thuốc tổng quát tại Việt Nam cho biết: “Đái tháo đường đã và đang ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu bệnh nhân tại Việt Nam và đặt một gánh nặng không nhỏ lên hệ thống y tế.
Trong gần một thế kỷ qua, Sanofi đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu, phát triển các sản phẩm chất lượng cao, mang đến các giải pháp điều trị tiên tiến và hiệu quả cho bệnh nhân đái tháo đường, đồng thời đồng hành cùng các chuyên gia y tế trong việc tối ưu hóa điều trị bệnh, và đó tiếp tục là mục tiêu lâu dài của Sanofi trong thời gian tới”.
Lệ Thanh
" alt=""/>1.300 chuyên gia y tế cùng thảo luận về liệu pháp insulin nền